Tin tức
BIỂU DIỄN VIOLIN, GUITAR PHỤC VỤ DU KHÁCH TRÊN TÀU DU LỊCH
ĐÀ LẠT – TRẠI MÁT
Nhân dịp chào mừng 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893-2023), Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, đơn vị chịu trách nhiệm vận hành tại Ga Đà Lạt - Trại Mát bắt đầu thử nghiệm thuê các nghệ sĩ violin, guitar chuyên nghiệp biểu diễn miễn phí trên các chuyến tàu đi từ Ga Đà Lạt xuống đến Trại Mát nhằm phục vụ cho du khách khi tham quan điểm du lịch này. Kèm theo đó khi xuống đến Ga Trại Mát du khách sẽ được ghé vào tham quan Chùa Linh Phước ( hay còn gọi là chùa ve chai).
Biểu diễn violin được tổ chức tại đà lạt nhân dịp 130 năm hình thành và phát triển
Chương trình này bắt đầu dược thử nghiệm từ ngày 25/11 và kéo dài đến cuối năm 2023. Hiện nay, mỗi ngày Ga có 4 chuyến di chuyển từ Đà lạt xuống Trại Mát và ngược lại, mỗi hành trình kéo dài khoảng 14km, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn trung bình từ 8 đến 10 bài nhạc.
Trong thời gian chạy thử nghiệm này, nếu như nhận được phản hồi tốt từ phía du khách, chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, đơn vị vận hành Ga Đà Lạt - Trại Mát sẽ có các phương án tiếp theo để duy trì sản phẩm dịch vụ âm nhạc miễn phí nêu trên để phục vụ hành khách, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cũng như tạo điểm nhấn đặc biệt cho điểm tham quan này.(Ông Nguyễn Võ Minh Chánh - Trưởng Ga Đà Lạt - Trại Mát cho biết).
Biểu diễn violin tại ga xe lửa Đà Lạt chào mừng 130 năm hình thành và phát triển Đà Lạt
Được mệnh danh là “Ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương” là điểm thu hút du khách về kiến trúc cổ kính, tạo nên những bức hình độc đáo, đẹp mắt. Nhà ga được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron, với kiến trúc đậm tính bản địa, cấu trúc công trình mạch lạc, có bố cục đối xứng, với khối kiến trúc ở giữa là để mô phỏng 3 đỉnh của núi Langbiang và những mái nhà rông đặc trưng của sứ sở Tây Nguyên, hai bên là hai khối kiến trúc trải dài. Chính giữa công trình, bên ngoài, dưới mái có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra Đà Lạt, khối ở giữa, phía bên trong ngay chính giữa là 2 lối đi song song, một dành cho hành khách và một là sảnh hàng hóa. Không gian bên trong hiện nay còn được trưng bày thêm những vật phẩm từ thời xa xưa của người dân Tây Nguyên, Giữa hai lối đi này là nơi đi vào phía bên trong khu chờ tàu. Khối kiến trúc giữa này chỉ có 1 tầng với không gian rộng và chiều cao lên tới mái. Về tổng thể, kiến trúc công trình hài hòa với thiên nhiên và là một điểm nhấn đô thị độc đáo. Ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001.
Ga xe lửa nơi diễn ra sự kiện